Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ Hàn Quốc phù hợp trong điều kiện sản xuất rau quy mô nông hộ ở Việt Nam nhằm nâng cao thu nhập

  • GIỐNG CẢI BẮP CT17
  • Dưa lê Super 007 Honey
  • Ớt cay High Fly
  • Cải củ Song Jeong
  • Xà lách Ha Cheong
  • Giống bí ngồi Star ol

Bón phân giống xà lách Ha Cheong

 Lượng bón:

Loại phân   Tổng lượng phân bón (tấn/ha)   Bón lót (%)  Bón thúc (%) 
 Lần 1  Lần 2
 Phân chuồng hoai mục  20.000-30.000  100  -  -
 N  60-70  30  30 40 
P2O5 30-40 100 - -
K2O 60-70 30 30 40

Không sử dụng phân tươi, nước phân tươi để bón cho cây. Chỉ dùng phân hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.

+ Cách bón thúc:

- Lần 1: Khi cây hồi xanh (sau trồng 7-10 ngày)

- Lần 2: Khi cây trải lá (sau trồng 20-25 ngày)

- Có thể giảm lượng phân hóa học và phun các chế phẩm dinh dưỡng qua lá như Agrodream, Rong biển, Ezim phun đều cho cây vào 2 đợt nằm trong khoảng giữa thời gian các lần bón phân trên. Ngừng bón và phun trước thu hoạch 30 ngày.

Bón phân giống cải củ Song Jeong

Lượng phân bón cho 1 ha:

Loại phân

Tổng lượng phân bón (kg)

Bón lót
(%)

Bón thúc (%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân hữu cơ

20.000-30.000

100

-

-

-

Vôi

800

100

-

-

-

N

60-80

20

20

30

30

P2O

40-80

100

-

-

-

K20

80-100

20

20

30

30

Borat

40 -50

100

Cách bón:

  • Bón lót:

Bón lót toàn bộ phân hữu cơ đã được ủ mục hoặc phân hữu cơ vi sinh + lân + vôi bột + borat. Bón theo hàng rạch, hoặc bón rải đều trên mặt luống, trộn đảo đều phân với đất trước khi gieo hạt.

  • Bón thúc 

Đợt 1: Khi cây được 2-3 lá thật (15-20 ngày sau gieo), sau khi vun xới và tỉa cây lần thứ nhất.

Đợt 2: Khi cây bắt đầu phình củ (30 - 35 ngày sau gieo), sau khi vun xới và tỉa cây lần thứ hai.

Đợt 3: Khi củ đang phát triển (45-50 ngày sau gieo).

  1. Chăm sóc

+ Tưới nước.

Sau khi gieo cần đảm bảo đủ ẩm cho cây mọc mầm. Có thể dùng ô doa tưới hàng ngày, hoặc tưới thấm nếu gần nguồn nước, nhưng cần thoát nước ngay.

+ Tỉa cây:

Đợt 1:  khi cây được 2-3 lá thật, xới xáo nhẹ, tỉa bớt những chỗ cây mọc dày, cây xấu, kết hợp nhặt cỏ.  

Đợt 2: Khi cây bắt đầu phình củ, xới kết hợp với vun vào gốc, làm cỏ, và tỉa định cây, chỉ để 1 cây/hốc.

Bón phân giống bí ngồi Star ol

Lượng bón: Lượng phân nguyên chất cần bón cho 1 ha bí ngồi là:

Loại phân

Tổng lượng phân bón

kg /ha

Bón lót
(%)

Bón thúc (%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân chuồng hoai mục

20.000-30.000

100

-

-

-

N

120

20

20

30

30

P2O5

40 - 50

100

-

-

-

K2O

100

20

20

30

30

Chú ý: đất chua mặn cần bón thêm vôi, lượng bón 600-800 kg/ha. Trong trường hợp không có phân chuồng có thể bón thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng tương đương 1000 tấn phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha.

Có thể dùng các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

Phương pháp bón:

- Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân lân; 20% phân đạm và 20% phân kali.

- Bón thúc: Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 lần:

- Bón thúc lần 1: sau khi cây bén rễ, hồi xanh: 20% đạm và 20% kali.
- Bón thúc lần 2: Khi cây có 4 - 5 lá thật kết hợp vun xới: 30% đạm và 30% kali.
- Bón thúc lần 3: Bón vào đất hoặc tưới gốc khi cây đậu quả non: số phân đạm và phân kali còn lại.
Trộn đều các loại phân, xới xáo kết hợp làm cỏ rồi rải phân xung quanh gốc (rải xa gốc) và lấp đất lại. Nếu dùng màng phủ nông nghiệp thì bón vào gốc qua lỗ đục ở gốc hoặc hoà loãng phân trong nước để tưới.

Bón phân giống cải bắp CT17

  1. a) Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý hoai mục, phân hữu cơ vi sinh.

Không sử dụng có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thảỉ công nghiệp chưa qua xử lý (ủ hoai mục) để bón trực tiếp cho cải bắp.

  1. b) Lượng bón và phương pháp bón: Tùy vào vùng sản xuất, giống và thời vụ. Liều lượng và cách bón phân cho 1ha như sau: 

Loại phân

Tổng lượng phân bón (kg/ha)

Bón lót
(%)

Bón thúc (%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân chuồng hoai mục

20.000 -30.000

100

-

-

-

N

120-150

20

20

30

30

P2O5

70-90

100

-

-

-

K2O

120-150

20

20

30

30

 Lưu ý :

  • Lượng phân trên có thể tăng hoặc giảm 10-20% tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây và thời tiết.
  • Có thể sử dụng các loại phân khác với lượng quy đổi tương đương.
  • Phân chuồng hoai mục có thể là phân bò compost, có thể là phân gia súc đã được ủ hoai mục và xử lý vi sinh, EM đạt yêu cầu. Nếu không có các loại phân chuồng có thể dùng phân trùn quế với lượng 3-5 tấn/ha.
  • Vôi rắc toàn bộ lượng trên sau khi cày đất xong và trước khi phay, lên luống
  • Nếu trường hợp đất mới khai thác thì sử dụng kết hợp cả phân chuồng và phân vi sinh với lượng: 30.000kg phân chuồng + 1.500-2.000 kg phân vi sinh.
  • Vôi bột rắc đều trên mặt ruộng trước khi phay, lên luống

- Bón lót: Rải đều trên mặt luống 100% lượng phân chuồng + 100% phân lân, bón xong vét luống và lấp.

- Bón thúc (kết hợp với vun xới phá váng nếu không có màng phủ): Nên bón theo phương pháp rạch hàng cách gốc 7-10cm và lấp kín, hoặc pha loãng tưới, chỉ tưới vào chiều mát hoặc buổi sáng sớm. Bón thúc chia 3 lần :

Lần 1: Sau khi trồng 7-10 ngày (cây hồi xanh)

Lần 2: Sau khi trồng 20-25 ngày (cây trải lá bàng)

Lần 3: Bắt đầu cuốn

Có thể dùng các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể hòa ra tưới vào gốc trong trường hợp có sử dụng màng phủ. Nếu gặp trời mưa có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 10-15 ngày trước khi thu hoạch.

Bón phân giống dưa lê Super 007 honey

Lượng bón: Lượng phân bón cho 1 ha:

Loại phân

Tổng lượng phân bón

kg /ha

Bón lót
(%)

Bón thúc (%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân chuồng hoai mục

20.000-30.000

100

-

-

-

N

100-120

20

20

30

30

P2O5

60-90

100

-

-

-

K2O

120-150

20

20

30

30

Chú ý: đất chua cần bón thêm vôi, lượng bón 800-1000 kg/ha. Trong trường hợp không có phân chuồng có thể bón thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng tương đương 800- 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha.

Có thể dùng các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

Phương pháp bón:

- Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân lân; 20% phân đạm và 20% phân kali.

- Bón thúc: Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 lần:

+ Bón thúc lần 1: sau trồng 7-10 ngày
+ Bón thúc lần 2: sau lần bón thúc thứ nhất 10-15 ngày.
+ Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần hai 10-15 ngày

BÀI VIẾT MỚI

Về Dự án

Quy trình kỹ thuật này được xây dựng từ kết quả nghiên cứu của chương trình Hợp tác với Hàn Quốc: dự án:“Phát triển sản xuất rau thông qua giới thiệu các giống rau tiên tiến của Hàn Quốc và những công nghệ canh tác thích hợp cho các vùng sinh thái của Việt Nam, giai đoạn 2014-2017” và dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ Hàn Quốc phù hợp trong điều kiện sản xuất rau quy mô nông hộ ở Việt Nam nhằm nâng cao thu nhập, giai đoạn 2018-2020”